SKKN Cô Lê Thị Thanh Hương – Nhà trẻ -MNBM
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I/ TÊN ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ TỪ 18 – 24 THÁNG TUỔI
II/ ĐẶT VẤN ĐỀ:
Phong ba bão táp
Không bằng ngôn ngữ Việt Nam
Ngôn ngữ nói, giao tiếp và đọc viết có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển nhân cách của trẻ mầm non nói riêng, của con người và xã hội nói chung
Ở lứa tuổi mầm non là thời kỳ phát cảm ngôn ngữ. Đây là giai đoạn có rất nhiều thuận lợi nhất cho sự lĩnh hội ngôn ngữ nói ban đầu cho trẻ như về cấu trúc của từ, cách sử dụng từ ngữ để chuyển tải suy nghĩ và cảm xúc của bản thân mình
Phát triển ngôn ngữ và giao tiếp có ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực phát triển khác của trẻ. Ngôn ngữ là công cụ của tư duy, vì thế ngôn ngữ có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển nhận thức, giải quyết vấn đề và chức năng tư duy ký hiệu tượng trưng cho trẻ
Đối với trẻ tư 18- 24 tháng qua quan sát những giờ hoạt động học hay vui chơi, tôi thấy các cháu rất thích được giao tiếp, thích dược trò chuyện và thích được nói nhưng vì ngôn ngữ của trẻ còn hạn chế, các cháu còn sử dụng ngôn ngữ thụ động nhiều nên tôi thấy mình cần phải tìm nhiều biện pháp tác động để kích thích ngôn ngữ của trẻ phát triển
Việc phát triển vốn từ luyện phát âm và dạy trẻ nói đúng ngữ pháp … không thể tách rời giữa các môn học cũng như các hoạt động khác của trẻ. Mỗi từ khi cung cấp cho trẻ phải dựa trên một biểu tượng cụ thể, có ý nghĩa, gắn liền với âm thanh và tình huống khi sử dụng chúng . Nội dung vốn từ cung cấp cho trẻ cũng như hình thức ngữ pháp phải phụ thuộc và khả năng tiếp xúc, hoạt động và nhận thức của trẻ
III/ CƠ SƠ LÝ LUẬN:
Tuy trẻ còn nhỏ nhưng trẻ rất hiếu động, thích tìm tòi, khám phá mọi thứ xung quanh mình. Trẻ thường có những thắc mắc trước đồ vật, sự vật, hiện tượng mà trẻ nhìn thấy, nghe thấy. Trẻ luôn tự mình dặt ra nhiều câu hỏi như: Ai đấy? Cái gì? Tiếng gì? Màu gì?…
Để giúp trẻ giải pháp được những thắc mắc hàng ngày người lớn cần trả lời những câu hỏi của trẻ phải rõ ràng, ngắn gọn, đồng thời cần cung cấp cho trẻ thêm những hiểu biết về thể giới xung quanh bằng ngôn ngữ giao tiếp mạch lạc. Chính vì vậy mà mỗi giáo viên chăm sóc giáo dục trẻ cần chú trọng đến việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Bởi ngôn ngữ là phương tiện để tiếp xúc kiến thức về thế giới xung quanh được dễ dàng và hiệu quả hơn
IV/ CƠ SỞ THỰC TIỄN:
*Thuận lơi:
Được sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu về chuyên môn xây dựng phương pháp đổi mới hình thức tổ chức giáo dục mầm non mới và tạo mọi điều kiện để giúp tôi thực hiện tốt chương trình
Phụ huynh quan tâm đến con em mình, nhiệt tình ủng hộ những nguyên vật liệu để tôi làm đồ dùng dạy học và vui chơi cho các cháu
Các cháu đều rất ngoan ngoãn, thích đến trường, thích hoạt động và thích vui chơi…
*Khó khăn:
Do trình độ nhận thức không đồng đều, trong lớp có 50% trẻ mới lần đầu tiên đến lớp và trẻ lại không cùng một độ tuổi, do đó tôi gặp rất nhiều khó khăn
Trí nhớ của trẻ còn hạn chế, trẻ chưa biết trả lời trọn vẹn câu hỏi khi cô hỏi
Trẻ đi học không đều, nhất là những ngày mưa gió và lũ lụt
Với những khó khăn như thế tôi phải dần dần khắc phục, sửa đổi vfa hướng dẫn trẻ phát triển ngôn ngữ một cách đúng đắn nhất qua giao tiếp và tập cho trẻ làm quen văn học qua thể loại truyện kể
V/ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
1/ Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý của trẻ:
Trẻ phát âm được các âm khác nhau, phát âm được các âm của lời nói. Tuy vậy nhưng vẫn còn nhiều âm ê, a, ậm ừ…
Trẻ phát âm sai nhiều như: lựu – lịu, hươu – hiu, mướ – mớp…
Vốn từ của trẻ còn rất ít. Danh từ và động từ ở trẻ chiếm ưu thế. Tính từ và các loại từ khác được sử dụng đôi chút
Trẻ được sử dụng chính xác các từ chỉ tên gọi, các đồ vật, con vật, hành động gần gũi như con mèo, con chó, con trâu, con gà…
Đối với trẻ 18 đến 24 tháng trẻ đã biết sử dụng các từ chỉ đồ vật, con vật, đặc điểm, hình dáng, hành động quen thuộc của nó mà thôi
Ngoài ra các từ chỉ khái niệm tương đối như: hôm qua, hôm nay, ngày mai…trẻ chưa hiều và dùng từ chua chính xác. Một số trẻ cũng biết sử dụng các từ chỉ màu sắc như: màu xanh, màu đỏ, màu vàng
Sử dụng các từ thể hiện sự lễ phép với người lớn trong khi giao tiếp: con, vâng, ạ
Trẻ nói được một số câu đơn giản, biết thể hiện nhu cầu mong muốn và hiều biết của mình bằng 1 đến 2 câu
VD: Cô ơi! con đi bô
Cô ơi! bạn đánh con…
Trẻ hay sử dụng câu cụt như: Mẹ ơi! Thịt me ( câu đủ nghĩa: Mẹ ơi! Con ăn thịt)
2/ Xây dựng kế hoạch:
Tôi xây dựng kế hoạch phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ theo từng chủ đề xuyên suốt trong một năm học
*Tháng 9+ 10:
Phát triển khả năng nghe hiểu cho trẻ : Tôi chú ý tập những bài luyện tai nghe cho trẻ nhằm phát triển thính giáng âm vị ( cho trẻ nghe những bài hát, những câu chuyện, những bài đồng dao…) Tôi tạo mọi điều kiện để trẻ tập trung chú ý luyện khả năng chú ý thính giác thông qua các bài tập, trò chơi ( tai ai thính, ai đoán giỏi…) Cố gắng phát âm đúng, phát âm không sai vì trẻ hay bắc chước. Sửa lỗi phát âm cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi trong các hoạt động hàng ngày
*Tháng 11+ 12:
Nghe và nhắc lại các âm, tiếng và các câu nhằm phong phú vốn từ cho trẻ : Giao viên cần nói diễn cảm, rõ ràng, giải thích nghĩa của từ khó giúp cho trẻ nhớ nhiều và vận dụng từ để đặt câu. Để đẩy mạnh sự phát triển khả năng vận độn của cơ quan phát âm cô cần tập cho trẻ cá bài tập luyện cơ quan phát âm thích hợp
VD: Con có cái ca, cô cắt quả cà, con cầm cái ca, cùng cười ha ha
Có con ba ba, đội nhà đi trốn, bì bà bì bõm, bé bắt ba ba
Có những trò chơi phát triển vốn từ cho trẻ, VD: Trò chơi bắt chước tiếng kêu của các con vật, đố ai nhanh, đố ai nói đúng
*Tháng 01+ 02:
Vẫn xuyên suốt 2 nhiệm vụ nói trên nhưng tôi đào sâu vấn đề luyện trí nhớ cho trẻ qua các bài thơ, đồng dao…Đặc biệt là những câu chuyện kể đầy hấp dẫn và lôi cuốn . Gợi ý cho trẻ sử dụng các loại câu đơn giản và đủ nghĩa
*Tháng 03 + 04 + 05:
Tôi xây dựng những trò chơi giúp trẻ nói đúng ngữ pháp, nói mạch lạc,VD: Trẻ” nói theo mẫu câu “ của một bài thơ nào đó “ Con cá vàng
Bơi nhẹ nhàng
Trong bể nước “
Cô lưu ý thay đổi mẫu câu khác nhau tùy theo độ tuổi, cho trẻ chơi từ dễ đến khó, từ câu đơn giản đến câu phức tạp nhàm củng cố khả năng ngữ pháp, phát triển trí tưởng tượng và sáng tạo của trẻ
Một khi đã có một số lượng vốn tự phong phú trẻ sẽ tự tin trong giao tiếp
Trang trí lớp học cho thật đẹp theo từng chủ đề phing phú, bắt mắt và háp dẫn trẻ để trẻ cùng với cô và các bạn tìm hiều qua bức tranh đó bằng ngôn ngữ nói
Tận dụng các nguồn nguyên liệu dễ tìm để làm đồ dùng đồ chơi … nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ
3/ Tạo môi trường học tập và rèn luyện cho trẻ :
Tôi luôn tận dụng diện tích phòng học, chú ý bố trí sắp xếp các học cụ, đội hình để tạo môi trường học thoải mái cho trẻ
VD: Khi thực hiện các hoạt động làm quen văn học thể loại truyện kể mà trọng tâm là dạy kể chuyện sáng tạo thì tôi luôn luôn tạn dụng không gian lớp học đẻ bày dụng cụ kể chuyện, khung sân khấu,sắp đặt tranh và các con rối sao cho trẻ dễ nhìn , kích thích trẻ hoạt động tích cực hơn
Chú ý đến khả năng phát âm cho trẻ để có sự điều chỉnh và sửa sai, rèn luyện khả năng ngôn ngữ cho trẻ
Bản thân tôi trước khi tổ chức hoạt động cũng phải rèn luyện giọng kể, cách sử dụng tranh, sánh tranh, mô hình … đẻ giúp trẻ cảm thụ được các tác phẩm văn học một cách tốt nhất
4/ Tổ chức tiết học:
Tôi vào bài một cách sinh động để thu hút sự chú ý cho trẻ
VD: Chủ điểm: Giao thông, khi dạy với câu chuyện “ Qua đường “ tôi sử dụng mô hình rối để gây hứng thú cho trẻ
Tổ chức nhiều hoạt động đa dạng dựa vào hoạt động trọng tâm
VD: Khi trọng tâm là kể chuyện sáng tạo, tôi cho trẻ lựa chọn trang phục, đồ dùng phù hợp với nội dung câu chuyện và trẻ có thể kể dựa theo
5/ Phối hợp với phụ huynh học sinh:
Tôi thường trao đổi động viên phụ huynh học sinh cố gắng dành nhiều thời gian để tâm sự với trẻ và lắng nghe trẻ nói. Khi trò chuyện với trẻ phải nói rõ ràng, mạch lạc, tốc độ vừa phải để trẻ nghe cho rõ
Cha mẹ, người lớn cố gắng phát âm cho đúng, không nên bắt chước những từ mà trẻ nói ngọng mà cần phải sửa sai ngay cho trẻ để trẻ bắt chước được đúng hơn
Khuyến khích hoặc tuyên truyền với phụ huynh học sinh, cung cấp kinh nghiệm sống cho trẻ . Tránh không nói tiếng địa phương, cần tránh cho trẻ những hình thái ngôn ngữ không chính xác
VI/ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
Qua một thời gian tôi kiên trì thực hiện một số biện phát nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhà trẻ mà lớp mình đang phụ trách, đến nay trẻ dã thực sự yêu mến cô giáo, các bạn lại thích đến trường, biết cách giao tiếp với cô giáo và bạn bè qua ngôn ngữ nói, tác phong nhanh nhẹn, mạnh dạn và tự tin hơn, cụ thể:
– Trẻ nói đúng ngữ pháp, câu nói rõ ràng và mạch lạc
– Trẻ biết diễn đạt được câu nói của cô qua các môn học mà chủ yếu là môn làm quen văn học
– Đặc biệt các cháu về nhà biết tự mình lế phép với người lớn và biết kể lại được sự việc diễn ra trong ngày ở trường mầm non
– Đến nay lớp tôi phụ trách đã có hơn 75% phát triển ngôn ngữ tốt với mọi người khi giao tiếp và trong học tập, trẻ xưng hô và trả lời các câu hỏi của cô rất dễ thương và gần gũi với cô, các bạn …
VII/ KẾT LUẬN:
Trẻ em như một cây non, cây non được người lớn chăm sóc tận tình thì cây sẽ lên xanh tốt thì sau này trở thành người tốt. Chính vì vậy mà ngành học mầm non luôn coi trong sự nghiệp chăm sóc giáo dục trẻ là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng và cấp bách đặt nên tảng cho sự nghiệp dục chung
Là giáo viên mầm non tôi luôn nhận thức được rằng vai trò trách nhiệm với cái tên là người mẹ thứ hai của trẻ . Thật sự yêu mến trẻ, nhiệt tình và say mê với công việc, có tấm lòng yêu thương trẻ
Xuất phát từ thực tiễn, nhằm đáp ứng yêu cầu của ngành học theo chương trình mầm non mới. Với những biện pháp tôi đã thực hiện ở trên trẻ cho độ tuổi từ 18 – 24 tháng trong năm học 2012-2013 . Do đề tài được áp dụng trong phạm vi hẹp ở một nhóm trẻ ở trường Mần Non Bình Minh, vì thế một số kinh nghiệm tôi đưa ra không tránh khỏi nhiều thiếu sót. Qua đây tôi rất mong được cán bộ quản lý của trường và các bạn đồng nghiệp tham khảo, đóng góp ý kiến, xây dựng bổ sung thêm để cho sáng kiến của tôi dược hoàn hảo hơn. Rất mong sự đóng góp nhiệt tình của chị em
VIII/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Với hình thức tôi đã thực hiện trong thời gian vừa qua đã gặt hái được một số kết quả đáng mừng. Từ đó bản thân tôi rútt ra một số kinh nghiệm về việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhà trẻ tư 18- 24 tháng tuổi đạt kết quả tốt
– Nghiên cứu tham khảo tài liệu, không ngừng bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn
– Bản thân giáo viên là tấm gương tốt, mẫu mực trong mọi hoạt động: Lời ăn, tiếng nói và việc làm
– Cô luôn yêu nghề mến trẻ, tận tâm với nghề của mình. Luôn tìm tòi nghiên cứu các hình thức tổ chức giáo dục trong trường mầm non
– Luôn quan tâm đến trẻ các biệt trong lớp
– Gíao viên gần gũi với phụ huynh học sinh để trao đổi tình hình học tập của trẻ qua từng chủ đề
VD: Những ngày đầu khi trẻ đến lớp trẻ còn bỡ ngỡ, có những trẻ khóc cả ngày. Cô bồng âu yếm trẻ rồi dẫn trẻ đi chơi, xem tranh quanh lớp, chơi với đồ chơi . Hay là những buổi đầu trẻ ăn cơm, ngủ ở trường . Với trẻ điều gì cũng xa lạ và mới mẻ cả và cô đã dỗ dành động viên trẻ dần dần trẻ đã quen với một số nội qui của lớp và giao tiếp tự nhiên với mọi người và các bạn
IX/ ĐỀ NGHỊ:
Hội đồng xét duyệt sáng kiến kinh nghiệm của trường cần nhân rộng điển hình các sáng kiến kinh nghiệm hay đạt loại A cấp huyện để chị em nắm bắt kịp thời và áp dụng cho bản thân mình
X/ TÀI LIỆU THAM KHẢO:
– Chương trình giáo dục mầm non ( Nhà xuất bản giáo dục mầm non )
– Tài liệu bồi dưỡng hè cho cán bộ quản lý và giáo viên mầm non năm học 12-13
XI/ MỤC LỤC:
1/ Tên sáng kiến kinh nghiệm
2/ Đặt vấn đề
3/ Cơ sở lý luận
4/ Cơ sở thực tiễn
5/ Nội dung nghiên cứu
6/ Kết quả nghiên cứu
7/ Kết luận
8/ Bài học kinh nghiệm
9/ Đề nghị
10/ Tài liệu tham khảo
11/ Mục lục
Aí nghía, ngày 25 tháng 11 năm 2012
GIÁO VIÊN
Lê Thị Thanh Hương